5 loại thảo dược dễ tìm giúp hỗ trợ điều trị huyết áp thấp

Huyết áp thấp là căn bệnh phổ biến, dễ gặp ở người cao tuổi. Từ xa xưa, khi y học chưa phát triển nhiều, chưa bài chế ra thuốc Tây y thì ông cha ta đã biết sử dụng các loại thảo dược dân gian để điều trị huyết áp thấp. Hãy cùng tìm hiểu những cây thuốc này để xem chúng được sử dụng như thế nào? Công dụng ra sao?

5 loại thảo dược điều trị huyết áp thấp hiệu quả

1.Gừng tươi

Gừng tươi còn có tên gọi khác là sinh khương, đây là loại gia vị quen thuộc chuyên dùng để tẩm ướp món ăn được sử dụng trong mỗi bữa ăn gia đình, chúng cũng là vị thuốc có tác dụng chữa nhiều bệnh khác nhau.

Cây gừng là thảo dược có nguồn gốc từ Châu Á, tại Việt Nam gừng được trồng ở khắp mọi nơi. Bởi đây là giống cây dễ trồng, chúng phát triển tốt nơi đất ẩm và ưa bóng. Bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây gừng chính là phần củ của chúng. Củ gừng sau khi thu hoạch được rửa sạch và phơi khô vỏ.

 

Trà gừng phòng chống covid

 

Gừng là vị thuốc có vị cay, tính ấm nên rất hiệu quả để phòng chống các cảm lạnh, tiêu đờm, chướng bụng do đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra, các chất trong gừng có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, giúp máu được lưu thông tốt hơn. Cùng các hợp chất chống oxi hóa như gingeros, zingerzone, sgogaol giúp phòng chống bệnh tim mạch, đồng thời giúp ổn định huyết áp. Trong trường hợp huyết áp bị tụt cách đột ngột gây nên các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, chân tay yếu…có thể sử dụng ngay một cốc trà gừng để giúp tăng huyết áp cách nhanh chóng.

>>Xem thêm: Huyết áp thấp có uống được hoa hòe không?

>>Xem thêm: Mua hoa hòe tại Hà Nội

2.Hương phụ

Hương phụ là cây cỏ quen thuộc thường mọc trên các bãi cỏ, bên bờ ao, bờ sông… Thân cây hương phụ thường được các bác nông dân cắt phơi khô làm dây buộc rau, nhưng ít ai lại biết đây là vị thuốc quý có khả năng chữa được nhiều chứng bệnh khác nhau.

 

Cây-hương-phụ-tốt-cho-người-huyết-áp-thấp

 

Cây hương phụ có vị cay, hơi ngọt đắng, có tính ấm được dùng để khai uất, thông kinh, giảm đau, giảm sưng tấy và lưu thông khí huyết. Vì vậy, trong Đông y thường sử dụng loại cây này để điều trị các chứng bệnh: đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, các bệnh viêm nhiễm vùng kín ở phụ nữ, các bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày…

Thêm vào đó, thảo dược hương phụ còn tốt cho hệ hô hấp, giúp hơi thở tốt hơn. Tác dụng hoạt huyết giúp máu được lưu thông tốt và làm giảm bớt các triệu chứng của huyết áp thấp. Giúp lưu thông khí huyết, nâng cao chỉ số huyết áp lên mức ổn định và phòng ngừa các biến chức nguy hiểm do tụt huyết áp.

3.Bồ công anh

Bồ công anh là cây thảo dược phổ biến ở vùng núi cao (độ cao từ 1000m). Mang đặc điểm là loại thảo dược có vị ngọt nhưng hơi đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm. Trong Đông y sử dụng cây bồ công anh để điều trị nhiều chứng bệnh về gan, mật, lọc máu, hỗ trợ tuần hoàn máu.

 

Bồ-công-anh-tốt-cho-người-tụt-huyết-áp

 

Trong bồ công anh chứa hàm lượng sắt cao cùng nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng, protein, chất béo…làm kích thích hệ tiêu hóa,giảm bớt mệt mỏi tạo cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng hơn, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, người bị huyết áp thấp thường mệt mỏi chán ăn, cơ thể suy nhược , thiếu máu… nên sử dụng thảo mộc này.

>>Xem thêm: Trà thảo mộc dành cho người tiểu đường

4.Ích mẫu

Cây còn có tên gọi khác là cây chói đèn. Cây có chiều cao khoảng 1m, thường mọc thẳng mà không sinh nhánh. Loại cây này rất phát triển ở các vùng đồng bằng hoặc trung du.

Cây ích mẫu có vị cay, hơi đắng và tính mát. Các hoạt chất chứa trong cây giúp hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch, ổn định huyết áp, tiêu diệt một vài vi khuẩn gây viêm nhiễm..

 

ích-mẫu-dành-cho-người-huyết-áp-thấp

 

Hiện nay, thảo dược ích mẫu được dùng để điều trị các bệnh rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, giảm đau, an thai, các chứng bệnh viêm nhiễm, phù nề…Đặc biệt, chúng có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng của huyết áp thấp: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi… có tác dụng bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu.

5.Dạ cẩm

Đây là loại cây hoang thường mặt ở các vùng đồi núi phía Bắc nước ta. Cây có vị ngọt đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, tiêu viêm, giảm đau, lợi tiểu.

 

dạ-cẩm-điều-trị-huyết-áp-thấp

 

Từ xa xưa ông cha ta đã biết dùng dạ cẩm để làm giảm các triệu chứng  ợ chua, đầy hơi, viêm loét… chữa trị chứng bệnh đau và viêm loét dạ dày. Không những thế, với người huyết áp thấp, do hệ tiêu hóa kém nên khó hấp thụ dinh dưỡng gây suy nhược cơ thể và kéo theo tình trạng thiếu máu gây tụt áp huyết thường xuyên… sử dụng dạ cẩm thường xuyên sẽ giúp ổn định huyết áp, giúp ăn uống ngon miệng hơn.

>>Xem thêm: Trà thảo mộc dành cho người cao huyết áp

Trên đây là những vị thuốc quý dễ tìm, giúp hỗ trợ điều trị huyết áp thấp hiệu quả, giúp người bệnh nâng cao chỉ số huyết áp, ổn định huyết áp cách hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *