Trần thạch cao giật cấp với độ phủ ngày càng lớn trong lĩnh vực trang trí trần nội thất hiện, hơn hẳn so với các vật liệu truyền thống (gỗ) và vật liệu kiểu mới (nhựa, nhôm) hiện nay. Để hiểu hơn về khái niệm, đặc điểm và sức hút từ trần giật cấp thu hút khách hàng như thế nào, mời bạn cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây:
Giới thiệu trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp là gì?
Trần thạch cao giật cấp là hệ trần thạch cao có cấu trúc bề mặt chia thành nhiều mặt phẳng khác nhau, mỗi một mặt phẳng được gọi là một cấp giật mang đến kiến trúc hiện đại với giá trị thẩm mỹ cao cho không gian nhà. Khoảng cách chênh lệch giữa hai mặt phẳng kề nhau nếu tạo thành một khe hở thường được dùng để trang trí đèn hắt sáng thì được gọi là trần giật cấp hở, ngược lại nếu không có hở thì gọi là trần giật cấp kín.


Trần thạch cao giật cấp là kiểu trần thuộc hệ trần thạch cao chìm, tức hệ trần giấu xương và có sơn bả hoàn thiện. Cấu trúc trần bao gồm 3 phần:
- Khung xương trần chìm: bao gồm các thành xương: Xương cá, U gai, V viền tường cùng vật tư phụ tạo thành mặt phẳng khung xương có hình dạng giống thiết kế bản vẽ trần và liên kết chặt chẽ với tường và trần nhà phía trên.
- Tấm thạch cao: loại tấm thạch cao dùng để thi công trần giật cấp là tấm có kích thước 1220×2440 (mm). Tấm được cắt theo kích thước phù hợp với thiết kế bản vẽ và bắn ốp trực tiếp lên khung xương thạch cao.
- Sơn trần thạch cao: Bao gồm xử lý mối nối – bả trần – sơn lót – sơn phủ màu, hoàn thiện bức tranh trần thạch cao với vẻ đẹp hấp dẫn, cuốn hút.
Ưu điểm của trần thạch cao giật cấp
Tính thẩm mỹ cao: Với thiết kế phong phú, linh hoạt phù hợp với mọi kiểu dáng không gian, đáp ứng mọi phong cách yêu cầu của gia chủ, nhất là màu sắc đa dạng kết hợp với hiệu ứng đèn sáng tạo nên bức tranh trần vô cùng đặc sắc, gây ấn tượng khó quên.
Tăng độ thoáng rộng, tươi sáng: Thi công trần thạch cao giúp che đi khuyết điểm và những thiết bị không cần thiết phía trên, tạo cảm giác gọn gàng, thoáng rộng cần thiết cho không gian phòng. Đồng thời, kiểu dáng trẻ trung hiện đại dễ dàng phối hợp cùng các loại đèn chiếu sáng càng khiến không gian phòng trở nên đẹp đẽ, lung linh hơn.
Tính năng chống ồn, chống nóng, chống cháy: Nâng cao chất lượng sống với các tính năng cơ bản của tấm trần thạch cao: làm giảm đường truyền của âm thanh, giảm đường truyền nhiệt và bảo vệ an toàn cho người sử dụng nhờ khả năng chống cháy lan từ 30 phút đến 120 phút.
Dễ sửa chữa: Tấm trần thạch cao có khả năng cắt vá dễ dàng khi cần thiết, tạo thuận lợi cho việc sửa chữa các vị trí trần bị thấm nước, hư hỏng hay khi cần khoét vá trần sửa chữa phần điện nước, thiết bị gác phía trên.
Tuổi thọ sử dụng lâu dài: Trong điều kiện tốt từ chất lượng vật tư, chất lượng thi công, chất lượng môi trường sử dụng sẽ đảm bảo tuổi thọ hệ trần bền đẹp đến hàng chục năng sử dụng.
Nhược điểm của trần thạch cao giật cấp
Bên cạnh những ưu điểm trên thì trần thạch cao giật cấp cũng tồn tại những mặt hạn chế sau:
Dễ ẩm mốc khi gặp nước: Nước, độ ẩm là nguyên nhân cơ bản khiến khung xương kim loại bị han gỉ, tấm thạch cao ẩm mốc và mục vỡ. vì vậy, trần thạch cao chỉ được ứng dụng để thi công trần nội thất và không bị thấm dột.
Thi công lâu: So với trần thạch cao thả hay trần nhựa thả là hệ trần hoàn thiện ngay sau khi thả tấm thì trần thạch cao giật cấp bao gồm thêm bước sơn trần nên thời gian thi công thường kéo dài hơn. Hoặc do độ khó của bản vẽ càng làm tăng độ khó của kỹ thuật thi công khiến thời gian thi công cũng tốn thời gian hơn.
Chi phí hoàn thiện cao: Giá cao hơn so với hệ trần thả nhưng đổi lại bức tranh trần lại hoàn mỹ, sang trọng và đẳng cấp hơn.
Gia Hưng – chuyên thiết kế, thi công trần thạch cao tại Hà Nội.
Tư vấn: 0398170388.