Hướng dẫn xử lý trần thạch cao thả khi bị thấm nước

Trần thạch cao thả là loại trần giả được ứng dụng phổ biến trong các công trình dân dụng và công trình thương mại nhờ ưu điểm: đơn giản, dễ thi công, dễ bảo trì, cách âm, cách nhiệt, giá thành rẻ mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian lắp đặt. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của hệ trần này là dễ thấm nước và gây đến hư hỏng mặt trần. Vì vậy, nếu trần thạch cao thả nhà bạn bị thấm nước cần nhanh chóng xử lý để tránh hư hỏng lan rộng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tuổi thọ hệ trần.

Nguyên nhân và hệ quả của trần thạch cao thả bị thấm nước

Trần thạch cao thả là hệ trần có đặc điểm bề mặt phẳng và được chia nhỏ thành các ô vuông 60×60, đây là dấu hiệu giúp khách hàng dễ dàng phân biệt trần thạch cao thả với hệ trần thạch cao chìm. Nhờ sở hữu các ưu điểm: đơn giản, dễ thi công – bảo trì, cách âm – cách nhiệt – chống cháy, giá rẻ… nên trần thả thạch cao trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong các công trình trường học, bệnh viện, nhà xưởng, văn phòng, nhà trọ…

Trần-thạch-cao-thả-là-gì

Nếu bạn nhận thấy mặt tấm thạch cao thả bị đổi màu, loang ố, mốc… thì đó chính là dấu hiệu trần bị thấm nước và cần khắc phục nhanh chóng.

Nguyên nhân gây thấm nước trần thạch cao thả

Thấm nước từ trên xuống: Nước thấm xuống có thể do mặt trần phía trên không được xử lý chống thấm hoặc bị nứt, thủng lỗ khiến nước từ mặt sàn phía trên thấm xuống (nước mưa, hay sinh hoạt từ tầng trên…). Ngoài ra, có thể do các đường ống nước đi âm trần hoặc đi nổi nhưng bị rò rỉ xuống mặt trần.

Thấm nước từ dưới lên: Phổ biến cho các không gian phòng có độ ẩm cao như phòng tắm, phòng vệ sinh hay vào mùa nồm ở miền Bắc. Độ ẩm cao sẽ gây ngưng tụ hơi nước trên bề mặt trần là nguyên nhân cơ bản dễ gây ẩm mốc trên bề mặt trần.

Sự chui rúc của các loại động vật: Do bề mặt trần phía trên không kín, có kẽ hở sẽ tạo cơ hội cho các loài chuột, chim tới chui rúc, làm tổ và biến khoảng không phía trên trần là môi trường trú ẩn lý tưởng của chúng. Việc làm tổ, cất trữ đồ ăn, sinh hoạt của các loài chim, chuột phía trên trần làm nguyên nhân gây ẩm trần và gây mùi hôi khó chịu.

Trần thạch cao thấm nước gây hậu quả như thế nào?

Mất thẩm mỹ: trần thạch cao thấm nước khiến mặt trần xuất hiện loang ố, các chấm đen xuất hiện…Sự thay đổi của màu sắc trần và các khuyết điểm phía trên gây ảnh hưởng tiêu cực đến vẻ đẹp không gian.

Giảm tuổi thọ trần: Nước thẩm thấu vào các tấm thạch cao khiến chúng ẩm mốc, mục nát, phần khung xương kim loại bị han gỉ làm giảm chất lượng kết cấu trần và cần nhanh chóng thay mới.

Mất an toàn: Vi khuẩn nấm mốc tồn tại trong môi trường không khí là nguyên nhân gây đến các bệnh hô hấp: sổ mũi, ho, viêm xoang… Phần khung xương do thấm nước bị han gỉ, đứt gãy dễ gây đến hiện tượng sập trần bất cứ lúc nào gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Tốn kém thời gian và chi phí: Khi trần thạch cao bị thấm nước, bạn cần phải gọn thợ sửa chữa và giám sát công việc  hoặc bạn có thể tự mình thực hiện, điều này vừa mất thời gian vừa tốn kém tiền bạc.

Trần-thạch-cao-thả-bị-thấm-nước

Hướng dẫn xử lý trần thạch cao bị thấm nước

Bước 1: Tìm hiểu nguyên nhân và xử lý tận gốc nguyên nhân thấm nước

Nếu bạn phát hiện trần thạch cao bị thấm nước, cần nhanh chóng xử lý chúng để tránh hư hỏng lan rộng gây ảnh hưởng đến toàn bộ mặt trần. Tuy nhiên, việc làm đầu tiên của bạn không phải là sửa chữa trần thạch cao. Đầu tiên, tìm ra nguyên nhân của nguồn nước từ đâu mà ra, sau đó xử lý nguyên nhân để tránh gây thấm nước lên trần thạch cao thả.

Trường hợp 1: Nguyên nhân do thấm nước từ mái, rò rỉ nước đường ống thì bạn cần gọi thợ có chuyên môn chuyên chống thấm sàn, mái nhà hoặc thợ điện nước để sửa chữa phần thấm nước này.

Trường hợp 2: Nước do độ ẩm phòng cao như phòng tắm,vệ sinh thì bạn cần thay mới tấm bằng tấm thạch cao chịu nước. Đồng thời, bật máy hút và mở thoáng các cửa để lưu thông không khí trong phòng. Nếu độ ẩm cao vào những ngày trời nồm thì bạn cần đóng kín các cửa vào những ngày mưa gió, trời nồm, sử dụng máy hút ẩm để giữ không gian phòng luôn khô thoáng.

Trường hợp 3: Độ ẩm do chim, chuột làm tổ thì cần kiểm tra mái trần và bịt kín các lỗ hở để tránh chim, chuột hay côn trùng chui rúc, làm tổ phía trên trần.

Bước 2: Kiểm tra và đánh giá mức độ hư hỏng của trần thạch cao

Khi phát hiện trần thấm nước, ngoài kiểm tra bề mặt cần kiểm tra hệ thống khung xương có bị hư hỏng không, mức độ hư hỏng như thế nào. Kiểm tra để đánh giá mức độ hư hỏng, nếu hư hỏng nhẹ ở một vị trí nhất định thì tiến hành sửa chữa. Nếu hư hỏng nặng, nhất là làm giảm chất lượng kết cấu cần tháo ra và làm mới để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tránh nguy hiểm sập trần bất cứ lúc nào.

Hướng-dẫn-bảo-quản-và-vệ-sinh-trần-thạch-cao-thả-đúng-cách

Bước 3: Sửa chữa, thay thế vị trí trần bị hư hỏng

Trường hợp tấm thạch cao bị hư hỏng: Nếu chỉ có tấm thạch cao bị thấm nước và hư hỏng ẩm mốc. Trường hợp này chủ nhà có thể mua tấm thạch cao thả mới và tự mình thay mới tấm. Công việc này rất đơn giản và hầu như ai cũng có thể làm được. Đối với trần thạch cao thả phòng tắm, vệ sinh do độ ẩm cao bạn nên chọn loại tấm trần thạch cao chịu nước để đảm bảo độ bền lâu dài của hệ trần.

Trường hợp thấm nước làm hư hỏng khung xương: Liên quan đến khung xương là liên quan đến kết cấu chịu lực, nếu không có chuyên môn bạn đừng tự mình sửa chữa và nên gọi thợ sửa trần thạch cao để thực hiện công việc này.

Lưu ý: khi sửa chữa trần thạch cao thả thấm nước, cần ngắt nguồn điện để đảm bảo toàn sửa chữa. Vì gắn liền với trần thạch cao là các đường điện đấu đèn sáng hay các thiết bị điện gắn với mặt trần.

Gia Hưng – chuyên sửa chữa, thi công trần thạch cao tại Hà Nôi. Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn cần được tư vấn: 0369535990 – 0335087568.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *