Trần thạch cao là hệ trần trang trí có tính thẩm mỹ cao, dễ thi công và sở hữu nhiều tính năng nổi bật nên trở thành xu hướng thiết kế trần nội thất được lựa chọn hàng đầu trong mọi công trình xây dựng từ trước đến nay. Nhằm giúp khách hàng hiểu chi tiết từng loại trần thạch cao cụ thể, từ đó dễ dàng lựa chọn kiểu thiết kế trần phù hợp cho công trình của mình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn phân loại trần thạch cao theo cách dễ hiểu nhất để mọi người cùng tham khảo.
Phân loại trần thạch cao
Có hai cách cơ bản để phân loại trần thạch cao: phân loại theo cấu trúc và phân loại theo tính năng. Tuy nhiên, khi một khách hàng có nhu cầu cần làm trần thạch cao và muốn nhận báo giá thì điều đầu tiên đơn vị thi công sẽ hỏi bạn đó là:
“Anh chị muốn làm hệ trần gì?. Sau khi biết được kiểu trần thi công thì sẽ tiến hành hỏi chủng loại vật tư “Anh chị muốn làm khung xương và tấm loại nào?”
Câu hỏi “Anh chị muốn làm hệ trần gì” – Tức ý muốn hỏi khách hàng muốn làm hệ trần nào dựa trên cấu trúc, sau đó mới hỏi chi tiết về chủng loại vật tư sử dụng (tức tính năng). Vì vậy, phân loại trần thạch cao theo cách dễ hiểu nhất là phân loại theo cấu trúc (kiểu trần) sau đó đi sâu tính năng theo từng kiểu trần khác nhau nhằm giúp khách hàng dễ hiểu nhất có thể.
Dựa trên cấu trúc thi công để phân trần thạch cao thành các loại cơ bản sau:
Trần thạch cao thả
Trần thạch cao thả (trần thả, trần nổi) là hệ trần có cấu trúc khung xương đan xen nhau để tạo thành những ô vuông 60×60 (cm), sau đó tấm thạch cao 60×60 được thả trực tiếp vào các ô trên khung xương. Kiểu trần này có cấu trúc khá đơn giản, thi công nhanh và sau khi hoàn thiện, trên bề mặt trần để lộ những thanh xương màu trắng giúp tạo điểm nhấn về mặt thẩm mỹ không gian.
>>Xem chi tiết: Ưu điểm của trần thạch cao thả
Trần thạch cao thả có cấu tạo: khung xương + tấm thạch cao. Các thương hiệu cung cấp vật tư thạch cao thả phổ biến trên thị trường hiện nay: Vĩnh Tường, Zinca, Nanotech… Trong đó, thương hiệu thạch cao Vĩnh Tường luôn được đánh giá cao về chất lượng và giá cả cao hơn so với các thương hiệu còn lại.
Phân loại trần thạch cao thả theo tính năng (phân loại dựa trên tấm thạch cao thả được sử dụng):
- Trần thả thạch cao phủ PVC – sử dụng tấm thả thạch cao có bề mặt phủ nhựa PVC
- Trần thả thạch cao chịu nước – sử dụng tấm thả amiang
- Trần thả tiêu âm – sử dụng tấm thả có cấu trúc lõi sợi khoáng sợi khoáng
Đây là 3 loại trần thả thạch cao phổ biến trên thị trường, tùy thuộc vào điều kiện môi trường thực tế và túi tiền của khách hàng để lựa chọn loại trần thạch cao sao cho phù hợp với công trình.
Trần thạch cao chìm
Trần thạch cao chìm (trần chìm) là kiểu trần giấu xương bên trong mà người nhìn không thấy được sau khi hoàn thiện (dùng để phân biệt với trần thả). Hệ trần này còn có cách gọi dễ hiểu hơn là trần thạch cao có sơn bả. Bởi với trần thả hoàn thiện ngay sau khi thả tấm thì trần chìm lại còn tốn thêm một công đoạn nữa là sơn bả trần thạch cao.
Dựa trên kiểu dáng thiết kế thì trần thạch cao chìm lại được chia thành 2 loại khác nhau: trần thạch cao phẳng và trần thạch cao giật cấp.
Trần thạch cao phẳng
Trần thạch cao phẳng (trần phẳng) là hệ trần có thiết kế bề mặt phẳng, đơn giản mà không họa tiết trang trí. Hệ trần này tuy đơn giản nhưng vẫn đáp ứng tính thẩm mỹ cao và nhất là rất thích hợp dùng trong các không gian phòng có diện tích nhỏ, nhằm làm tăng cảm giác rộng rãi cho không gian phòng.
Vật tư thi công trần thạch cao phẳng: khung xương + tấm thạch cao + sơn. Các thương hiệu phân phối khung xương và tấm thạch cao: Vĩnh Tường, Zinca, Yoshino… trong đó, thương hiệu Vĩnh Tường luôn là cái tên được đánh giá cao về chất lượng nhất tính đến thời điểm hiện tại. Sơn trần thạch cao có đến hàng trăm thương hiệu, nổi bật như: Dulux, Kova, Jotun…
Phân loại trần thạch cao phẳng theo tính năng (tính năng trần được phân loại dựa trên tính năng tấm thạch cao sử dụng):
- Trần thạch cao tiêu chuẩn: sử dụng tấm thạch cao tiêu chuẩn (tấm thường)
- Trần thạch cao chống ẩm: sử dụng tấm thạch cao có tính năng siêu chống ẩm, loại tấm có cấu tạo lõi đặc biệt và lớp giấy bề mặt hút ẩm hiệu quả, hạn chế ẩm mốc mặt trần trong môi trường có độ ẩm cao
- Trần thạch cao tiêu âm: loại trần này sử dụng tấm thạch cao đục lỗ đặc trưng hoặc thi công 2 lớp tấm thường hoặc tấm tấm chịu và có nhét thêm lớp lõi cách âm phía trên trần (lớp xốp hoặc bông thủy tinh hoặc phun foam)
- Trần thạch cao chống cháy: loại tấm có cấu tạo đặc biệt giúp ngăn ngừa cháy lan hiệu quả
- Trần thạch cao siêu bảo vệ: sử dụng tấm thạch cao siêu bảo vệ, loại tấm tích hợp đầy đủ các tính năng: chống ẩm, chống cong võng, chống nứt nẻ, chống cháy và có khả năng hấp thụ các khí độc làm sạch không khí.
Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp (trần giật cấp) là hệ trần có bề mặt chia thành nhiều mặt phẳng khác nhau với đa dạng kiểu dáng trang trí. Hệ trần này được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ bởi thiết kế đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với nhiều phong cách và cá tính khác nhau (tùy theo thiết kế).
Vật tư và phân loại trần giật cấp tương tư như trần phẳng (được trình bày phía trên).
Gia Hưng – đơn vị thiết kế và thi công hoàn thiện trần thạch cao tại Hà Nội
Tư vấn: 0398170388.