Hoa hòe là thảo dược thiên nhiên có thể điều trị nhiều bệnh tật và bảo vệ sức khỏe cách tốt nhất mà không gây các tác dụng phụ. Cùng tìm hiểu chi tiết từng tác dụng của hoa hòe và cách sử dụng để mang lại hiệu quả cao.
7 Tác dụng của hoa hòe giúp chữa bệnh cách hiệu quả
Cây hòe là giống cây trồng rất phổ biến tại các tỉnh thành Bắc Bộ nước ta. Là loại cây to, có bóng mát, hoa nở thành chùm và có hương thơm nhè nhẹ, dễ chịu.
Nụ hoa hòe là sản phẩm có nhiều giá trị y tế, mà Đông y coi đây là một thần dược mà thiên nhiên ban tặng cho con người để điều trị các chứng bệnh: huyết áp, chảy máu, xơ vữa động mạch, viêm loét… cách hiệu quả mà an toàn.
Khi phân tích các thành phần có trong hoa hòe, chúng chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe con người: hợp chất phytonutrient, hợp chất flavonoid, hợp chất troxerutin và oxymatrine có hoạt tính cao và tác dụng chống oxy hóa mạnh. Đặc biệt nhất, hàm lượng Rutin chứa trong hoa hòe lên đến 30% – là loại vitamin P có tác dụng tăng cường các mao mạch máu, hạ và cân bằng huyết áp, ngăn ngừa tai biến.
Thành phần Rutin đạt hàm lượng cao nhất khi nụ hoa hòe căng mập và chưa nở thành hoa. Vì vậy, để đảm bảo được nồng độ Rutin cao, người trồng hoa hòe sẽ thu hoạch bông hòe khi nụ hoa chưa nở, sau đó sấy khô. Tuy nhiên, phương pháp thủ công nếu sao trên lửa và phơi nắng sẽ đảm bảo vị hoạt tính và hương thơm của trà hoa hòe hơn.
Công dụng của hoa hòe trong điều trị cao huyết áp, xơ vữa động mạch
Huyết áp là cơ chế co bóp của tim và sức cản của động mạch, nhằm tạo nên áp lực máu tác động lên các thành mạch máu giúp vận chuyển máu đi nuôi dưỡng các mô trên cơ thể. Cao huyết áp là hiện tượng do áp lực máu tăng cao, gây ra các hiện tượng: tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch, suy tim… nếu không kịp thời cứu chữa có thể gây đến tử vong.
Để làm giảm nguy cơ tăng cao của áp lực máu, luôn giữ được cân bằng huyết áp. Trong đông y, sử dụng các vị thuốc từ hoa hòe hoặc uống trà hoa hòe cách trực tiếp sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
Trong nụ hoa hòe khô có chứa tối đa 30% thành tố Rutin – hoạt chất này khi thẩm thấu vào cơ thể sẽ nâng cao độ đàn hồi của các thành mạch máu, giảm sự co thắt của động mạch. Vì vậy, chúng có tác dụng phòng và chống các triệu chứng gây lên của bệnh cao huyết áp.
Ngoài ra, duy trì uống trà hoa hòe đều đặn còn tốt cho hệ tim mạch, duy trình nhịp tim ổn định. Tạo môi trường ổn định, tránh nguy cơ gây ngưng tụ hình thành cục máu đông.
Điều trị trĩ nhờ hoa hòe
Bệnh trĩ hay còn được gọi là bệnh lòi dom. Đây là bệnh lý do các tĩnh mạch phía trực tràng và vùng hậu môn bị sưng to, hình thành nên các búi trĩ. Biểu hiện của bệnh: xuất hiện cục thịt thừa vùng hậu môn, đau rát và sưng tấy vùng hậu môn hay đại tiện ra máu…
Người bị bệnh trĩ nếu sử dụng các loại thuốc uống hoặc kem bôi có thể giảm các triệu chứng đau nhức tức thì nhưng không có tính triệt để. Hoạt chất trong hoa hòe lại có tác dụng ngược lại, tuy không có hiệu quả tức thì, nhưng xét về lâu dài, công dụng từ nụ hòe khô có tác dụng lâu dài và triệt để hơn.
Hợp chất troxerutin và oxymatrine có trong hoa hòe có tác dụng ngăn cần sự căng phòng quá mức và tăng sức bền ở các tĩnh mạch và mao mạch quanh vùng hậu môn. Vì thế, chúng làm giảm các triệu chứng sưng tấy hay đau đớn do các búi trĩ. Đồng thời kháng khuẩn và chống viêm nhiễm vùng hậu môn.
>>Xem thêm: Cách điều trị trĩ từ hoa hòe
Tác dụng của hoa hòe trong điều trị bệnh xuất huyết
Hoa hòe trong các bài thuốc dân gian, được sử dụng như một loại thần dược cầm máu cách hiệu quả. Hỗ trợ chữa trị các chứng bệnh ho ra máu, chảy máu cam vùng mũi, đi ngoài ra máu hay chảy máu đường ruột…
Các tác dụng sẵn có này từ thảo dược hoa hòe là nhờ hàm lượng cao hoạt chất Rutin thẩm thấu trong các mao mạch và tăng cường độ bền của chúng. Do đó, sử dụng trà hoa hòe đều đặn có thể ngăn ngừa và chữa trị các tốt nhất các triệu chứng của bệnh xuất huyết.
Hiệu quả với những người mất ngủ, khó ngủ
Mất ngủ là căn bệnh phổ biến ở mọi đối tuổi, đặc biệt là ở độ tuổi trung niên hay người cao tuổi. Các nguyên nhân thường gây ra mất ngủ thường do: sử dụng các chất kích thích: nước chè, cafe, rượu bia, thuốc lá…, do làm việc căng thẳng, suy nghĩ và lo lắng quá nhiều…
Các kết quả nghiên cứu hoa hòe cho thấy, đây là một thảo dược có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết và an thần. Chính vì thế, sử dụng thảo dược này có tác dụng giúp con người dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ và có một giấc ngủ ngon hơn.
Chữa trị rong kinh và băng huyết
Ngoài những công dụng hiệu quả từ hoa hòe: hệ tim mạch khỏe mạnh, chữa bệnh trĩ, mang lại giấc ngủ ngon… Hoa hòe còn có tác dụng chữa bệnh rong kinh hay băng huyết ở các chị em phụ nữ.
Uống trà hòe trực tiếp hoặc nụ hòe khô tán bột hay có thể kết hợp cùng một vài thảo dược khác như: địa du, diếp cá, rượu… sẽ giúp chữa khỏi hoàn toàn tình trạng bệnh.
Hướng dẫn cách pha trà hoa hòe
Trà hoa hòe là thức uống thuần khiết thiên nhiên, là sự phối hợp giữa nụ hoa hòe đã sao vàng thơm cùng nước đun sôi.
Pha trà hòe cũng tương tự như cách pha trà khô. Và có thể sử dụng thay thế trà khô để nâng cao cao sức khỏe cùng phòng ngừa các chứng bệnh trên.
Để giữ được hương vị cùng tác dụng của hoa hòe. Nên pha trong ấm sứ là tốt nhất, nếu không bạn có thể sử dụng ấm thủy tinh cùng với nước suối hoặc nước lọc đun sôi. Tỉ lệ pha trà ngon 20gram nụ hòe khô với 1000ml nước sôi (bạn có thể uống đặc hoặc nhạt hơn).
Lưu ý, dùng một lượng nước đun sôi để tráng qua trà để làm sạch trước khi uống. Đời trà 5,7 phút sau khi đổ nước là bạn có thể thưởng thức ấm trà hòe thơm ngon và tốt cho sức khỏe rồi.
Với trà hoa hòe bạn có thể sử dụng đến nước trà pha lần 2, lần 3 để tận dụng được hết hương vị của trà hoa hòe.
Hãy sử dụng trà hòe mỗi ngày để nâng cao sức khỏe của bản thân và gia đình.