Trần thả nhựa vốn nổi tiếng với tính năng chống ẩm, chống nước tốt nên được tư vấn nên dùng để lắp đặt cho các không gian có độ ẩm cao như phòng tắm, vệ sinh, nhà mái tôn… Vậy thực hư về tính năng chống nước của hệ trần nhựa thả như thế nào, có thực sự như lời đồn đại?
Kết cấu của trần thả nhựa
Trần thả nhựa là hệ trần nổi khung xương màu trắng trơn trên bề mặt trần mà chúng ta thường nhìn thấy được và thêm đặc điểm bề mặt trần chia thành từng ô vuông nhỏ 60×60 dễ nhận biết.
Cấu trúc trần thả nhựa bao gồm 2 phần chính: khung xương và tấm thả nhựa.
Khung xương
Kết cấu khung xương trần thả nhựa bao gồm:
- Thanh V viền tường: thanh V dài 3.6m được dùng để cài trực tiếp vào tường và các cột để làm điểm gác các thanh xương T.
- Thanh T 3.6: là thanh xương chính có chiều dài 3.6m được treo liên kết với trần nhà nhờ thanh treo (thanh V, dây thép hoặc tyren). Các thành T3.6 được lắp song song với nhau với khoảng cách giữa các thanh là 1.2m
- Thanh T1.2 và T0.6: là hai thanh T phụ, thanh T1.2 được móc nối vuông góc với T3.6 và T0.6 được móc nối vuông góc với T1.2 để tạo thành mặt phẳng trần chia thành các ô vuông nhỏ 60×60.
Chất liệu vật tư khung xương trần thả nhựa phổ biến là hợp kim kẽm tương đối nhẹ và cứng.
>>Xem thêm: Đặc điểm trần thả nhựa
Tấm thả nhựa
Tấm thả nhựa có kích thước 60×60 với độ dày phổ biến là tấm 8mm. Tấm được sản xuất bằng chất liệu nhựa PVC với bề mặt in đa dạng hoa văn để khách hàng có nhiều sự lựa chọn mẫu trần thả nhựa theo sở thích của mình.
Các tấm nhựa thả được thả trực tiếp vào từng ô trên khung xương. Do phần khung xương có cấu trúc kiểu chữ T ngược lên tấm nhựa được giữ thăng bằng không rơi, không xô lệch.
Trần thả nhựa gặp nước có sao không?
Như trong mục 1, chúng tôi đã trình bày rõ kết cấu của trần thả nhựa bao gồm: khung xương – là vật liệu làm bằng kim loại Kẽm và tấm thả nhựa – là vật liệu làm bằng nhựa PVC.
Khung xương kim loại Kẽm là vật liệu dễ bị ăn mòn, han gỉ bởi nước và các dung dịch axit. Trong trường hợp, không gian thi công có độ ẩm cao như phòng tắm nhưng chúng lại được nhanh chóng làm khô thoáng nhờ máy hút, hay mở rộng các cửa sổ lưu thông thì chúng lại không đáng ngại và ít gây hư hỏng đến hệ khung xương, nhất là khi phần xương nhô ra bề mặt lại được phủ lớp sơn bóng nên chúng lại càng ít bị hư tổn hơn. Tuy nhiên, nếu nước thấm dột từ phần mái rớt xuống trần thì chúng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không sớm phát hiện và xử lý kịp thời, nhất là với nước mưa hay nước máy khoan từ giếng bị rò rỉ từ đường ống, do chúng có độ axit cao nên dễ làm han gỉ phần khung xương kim loại. Phần khung xương han gỉ sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của hệ trần gây ra cong võng và sập trần.
Tấm nhựa thả do được làm từ chất liệu nhựa PVC nên tuyệt nhiên không thấm nước nên chúng gần như không chịu bất kỳ tác động nào từ nước. Tuy nhiên, với nước máy khoan nhiễm phèn vàng nếu rớt trên bề mặt tấm và tích tụ lâu ngày sẽ tạo các vết ố, cặn vàng gây mất thẩm mỹ. Nhưng nếu phát hiện bạn có thể dễ dàng xử lý bằng cách tháo tấm và lau chùi rồi thả lại chúng về vị trí ban đầu.
Kết luận:
Câu hỏi: Trần thả nhựa gặp nước có sao không?
Câu trả lời: Do kết cấu trần thả nhựa có bao gồm phần khung xương là kim loại Kẽm nên chúng dễ bị hư tổn khi gặp nước, gây ra các hư hỏng làm han gỉ và giảm chất lượng khung xương trần. Vì vậy, khi thi công trần thả nhựa, chủ nhà nên xử lý các tác nhân dễ gây hư hỏng đến hệ trần như thấm nước từ mái do nứt, thủng hoặc rò rỉ nước đường ống, để tránh gây ra các hư hỏng, bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt của tập thể, cá nhân sinh sống trong ngôi nhà.
Gia Hưng – đơn vị thi công trần nhựa thả tại Hà Nội với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công trần – vách trang trí nội thất. Nếu bạn cần được tư vấn và báo giá trần thả nhựa. Xin liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
Hotline & Zalo: 0398170388 (Gia Hưng)