Bạn muốn thiết kế trần nhà đẹp, sang trọng thì không thể bỏ qua các mẫu thiết kế trần thạch cao chìm – là kiểu trần trang trí số 1 được ứng dụng trong mọi công trình xây dựng hiện nay, nhất là với các không gian phòng quan trọng, cao cấp.
Trần thạch cao chìm là gì?
Trần thạch cao chìm là hệ trần thạch cao có cấu trúc khung xương ẩn bên trong các tấm thạch cao, bề mặt tấm thạch cao được phủ sơn bả màu nên chúng còn được gọi theo cách dễ hiểu là trần thạch cao có sơn bả.
Cấu tạo
Cấu tạo trần thạch cao chìm bao gồm 3 phần:
Khung xương: Phần xương gánh chịu lực được lắp đặt từ các thanh V tường, xương cá, U gai được liên kết trực tiếp với nhau và với trần – tường nhà nhờ các vật tư phụ.
Tấm thạch cao: tấm thạch cao thi công trần chìm là tấm có kích thước chung 1220×2440 (mm), độ dày tấm từ 9mm-15mm và được bắn vít gắn trực tiếp lên khung xương thạch cao.
Sơn trần thạch cao: bao gồm xử lý phần mối nối, điểm bắt vít, bả trần, sơn lót và sơn phủ màu để hoàn thiện bức tranh trần thạch cao.
Phân loại
Trần chìm thạch cao được chia làm hai loại:
Trần thạch cao phẳng: kiểu trần với thiết kế bề mặt bằng phẳng tại mọi điểm. Là kiểu trần mang phong cách đơn giản nhưng tinh tế và đậm chất hiện đại, phù hợp với mọi phong cách trang trí nội thất bên trong và giúp nâng cao độ thoáng rộng của không gian phòng.
Mẫu trần thạch cao phẳng
Trần thạch cao giật cấp: kiểu trần với đa dạng kiểu dáng thiết kế khác nhau, bề mặt trần tạo thành nhiều mặt phẳng với hình họa trang trí khác nhau, mang lại vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp cho không gian phòng. Hệ trần giật cấp thường được ứng dụng rộng rãi trong các không gian quan trọng, yêu cầu thẩm mỹ cao.
Ứng dụng
Trần thạch cao chìm phù hợp để ứng dụng trong mọi không gian sống – làm việc, mọi công trình xây dựng hiện nay:
- Trang trí trần nhà ở: phòng khách, phòng ngủ, phòng thờ, phòng bếp, nhà tắm – vệ sinh hay khu vực ban công.
- Trang trí trần trường học, bệnh viện, văn phòng làm việc…
- Trang trí trần showroom, cửa hàng, trung tâm thương mại, nơi tổ chức sự kiện..
Trần thạch cao chìm có thể ứng dụng cho mọi không gian phòng lớn nhỏ, từ đơn giản đến cao cấp. Tuy nhiên, do được lắp đặt từ tấm thạch cao là vật liệu kỵ nước nên hệ trần chỉ được ứng dụng để lắp đặt cho không gian trần nội thất, không lắp đặt trần thạch cao cho không gian ngoài trời.
Ưu nhược điểm của trần thạch cao chìm
Ưu điểm
- Mang giá trị thẩm mỹ cao, không bị giới hạn bởi kiểu dáng thiết kế, đáp ứng mọi sở thích và phong cách của gia chủ.
- Che đi các khuyết điểm của mặt trần tôn hoặc trần bê tông phía trên, che đi hệ thống dây điện, ống nước => giúp không gian nhà trở lên gọn gàng, rộng rãi và thoáng mát hơn.
- Nâng cao chất lượng không gian sống, làm việc nhờ các tính năng: chống cháy, chống nóng, chống ồn của tấm thạch cao.
- Phù hợp sử dụng với không gian phòng bán hở hay điều kiện thời tiết mưa nồm ở miền Bắc nước ta với tấm thạch cao siêu chịu ẩm hoặc chức năng làm sạch không khí với tấm thạch cao siêu bảo vệ.
- Vật liệu thi công trần thạch cao là vật liệu có trọng lượng nhẹ, dễ thi công, nhất là tấm thạch cao có thể uốn cong và dễ dàng cắt ghép để tạo hình.
- Trần thạch cao chìm dễ dàng cắt vá và sửa chữa các vị trí trần bị hư hỏng mà không ảnh hưởng đến khu vực trần xung quanh.
Nhược điểm
- Trần thạch cao chịu nước kém hơn so với hệ trần nhựa hay trần hợp kim nhôm nên chúng chỉ được ứng dụng để trang trí nội thất và không sử dụng trang trí trần ngoại thất.
- Giá trần thạch cao chìm hoàn thiện cao hơn so với giá trần thạch cao thả gấp 1,5 đến 2 lần.
- Trần thạch cao chìm có thể sửa chữa, khoét vá lại trần nhưng mức chi phí và thời gian của chúng cũng tốn kém hơn so với hệ trần thả.
Trần thạch cao chìm là hệ trần lý tưởng dành cho các không gian phòng khách, phòng ngủ, các trung tâm thương mại, văn phòng… Được phần lớn các chủ đầu tư, chủ nhà lựa chọn để trang trí, làm đẹp công trình của mình.
Tư vấn và báo giá trần thạch cao: 0398170388.