Nếu bạn là người mới muốn trở thành thợ đóng trần trang trí thì lựa chọn đóng trần thả sẽ là sự khởi đầu tốt nhất đối với bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hoặc các chủ đầu tư tìm hiểu các loại vật liệu cần thiết để hoàn thiện lên hệ trần thả nhựa 60×60.
(Áp dụng tương tự cho các hệ trần thả khác: trần thả thạch cao, trần thả nhôm)
Đặc điểm trần thả nhựa 60×60
Các dấu hiệu giúp khách hàng phân biệt trần thả nhựa với các hệ trần trang trí khác:
- Khung xương nổi: Trên bề mặt trần hoàn thiện có để lộ ra các đường thanh kim màu trắng (hoặc trắng có rãnh đen bên trong), độ rộng của thanh kim loại khoảng 20mm, chúng chạy song song và vuông góc với nhau tạo thành các ô vuông nhỏ 60×60.
- Kích thước tấm 60×60: loại tấm sử dụng là các tấm nhựa có kích thước khổ 60×60 với độ dày trung bình 8mm (các loại tấm có kích thước 60×60 hoặc 60×120 đều là tấm dùng cho hệ trần thả).
- Đặc điểm tấm thả nhựa: Bề mặt tấm nhựa thả được in đa dạng hoa văn với hơn 40 mẫu tấm nhựa khác nhau (đa dạng hơn mẫu tấm trần thả thạch cao) và có cấu trúc lõi tấm dạng rỗng. Các tấm này được thả trực tiếp lên các ô vuông trên khung xương mà không cần bắn vít hay dùng chất kết dính để cố định.
Vật liệu cần dùng để thi công trần thả nhựa
Trần thả là hệ trần có kết cấu đơn giản nhất, thi công hoàn thiện nhanh và rất tiện lợi khi sửa chữa hay muốn thay mới tấm. Vì vậy, đây là sự lựa chọn tốt để các chủ nhà, chủ đầu tư sử dụng để lắp đặt trong các không gian công cộng, phòng họp, nhà máy, văn phòng, nhà ở ….
>>Xem thêm: Trần thả nhựa văn phòng
Thi công trần nhựa thả bao gồm các vật liệu sau:
Khung xương trần thả
Khung xương là phần gánh chịu lực để tạo lên khung định hình và đỡ trần. Khung xương được gắn trực tiếp lên hệ thống trần chịu lực (trần bê tông hay trần tôn) và tường nhà, cấu tạo khung xương bao gồm các thanh kim loại sau:
- Thanh xương chính: là thanh xương T3.6, loại thanh này có chiều dài 3.6 mét.
- Thanh xương phụ: bao gồm hại loại là thanh xương T1.2 – loại dài 1.2 mét và thanh xương T0.6 – là loại dài 0.6 mét.
- V viền tường: thanh xương dùng để gắn trực tiếp vào các cạnh trên tường nhà.
Các thanh xương được kết nối với nhau để tạo thành mặt phẳng trần chia thành các ô nhỏ 60×60.
Tấm thả nhựa 60×60
Loại tấm được sản xuất từ chất liệu nhựa PVC có khả năng chống ẩm mốc và chống nước hoàn hảo. Bề mặt tấm được phủ lớp film có màu sắc đa dạng với kích thước khổ tấm 60×60 vừa đủ để lắp đặt vào các ô trên khung xương.
>>Xem thêm: Mẫu tấm trần nhựa thả 60×60
Vật tư phụ
- Thanh treo: là vật liệu dùng để liên kết trần nhựa thả với trần phía trên, thành treo có thể sử dụng bằng tyren, dây thép, V treo.
- Đinh vít, nở đạn. tăng đơ, keo…: các loại vật tư phụ dùng để gắn khung xương với tường nhà – trần nhà, hỗ trợ kết nối các thanh xương với nhau ở các điểm kết thúc…
Thiết bị và dụng cụ hỗ trợ thi công
Để hoàn thiện thi công trần thả nhựa, cần đến các thiết bị và dụng cụ hỗ trợ sau:
- Thang: thang nâng – đối với công trình nhà xưởng cao, giàn giáo, thang đứng, thang gập rút, ghế…
- Máy cốt, thước dây: được sử dụng để đo cốt trần thi công, đo đạc khi cần cắt tấm, cắt khung xương…
- Máy khoan, máy bắn vít, búa: khoan trần – tường bê tông để treo ty, treo V
- Các dụng cụ hỗ trợ khác: kìm, kéo, dao cắt, máy khoét đèn, dây nguồn, dây búng mực…
Trên đây là những vật tư cần thiết và những dụng cụ cần thiết để phục vụ cho quá trình thi công hoàn thiện trần thả nhựa. Với trần thả nhựa – trần thả thạch cao – trần thả nhôm chúng đều có có cấu trúc tương tự nhau, quy các đi xương và thả tấm giống nhau, chỉ khác ở đặc điểm chất liệu tấm. Vì vậy bài viết này được sử dụng để áp dụng cho các hệ trần trần thả tương tự khác. Đặc biệt, với trần thả, bạn có thể tự mình thay đổi mẫu hoa văn tấm bât cứ khi nào bạn thích, bởi tấm thả có cấu trúc rời, dễ dàng tháo và lắp lại khi cần thiết.
Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn cần được tư vấn và thi công trần thả nhựa tại Hà Nội hay các khu vực lân cận. Liên hệ: 0398170388