Biến chứng nguy hiểm của bệnh lý huyết áp tăng cao

Cao huyết áp hay tăng huyết áp là bệnh lý gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Thời điểm ban đầu, bệnh có triệu chứng không rõ rệt, khó nhận biết. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ gây ra các biến chứng về tim, não, thận… khiến người bệnh rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Tăng huyết áp gây ra các biến chứng nguy hiểm như thế nào?

Huyết áp được định nghĩa là áp lực máu tác động lên thành động mạch để đưa máu từ tim tới các tế bào trên cơ thể. Chúng được do bằng mmHg và được thể hiện bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Theo bảng phân độ huyết áp của hội tim mạch huyết áp Châu Âu, người mắc cao huyết áp khi chỉ số huyết áp tâm thu >140mmHg và huyết áp tâm trương >90mmHg.

Huyết áp tăng cao là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đột ngột hay các bệnh tim mạch liên quan. Các biến chứng nguy hiểm thường xảy ra: nhồi máu cơ tim, suy tim, căng vỡ động mạch, phù mắt, tổn thương thận, đột quỵ…

>>Xem thêm: Nhận biết các triệu chứng của bệnh cao huyết áp

Cảnh báo 3 biến chứng nguy hiểm do tăng huyết áp:

 

Nhận biết các triệu chứng của bệnh cao huyết áp

 

Huyết áp tăng cao gây biến chứng tim mạch

Khi huyết áp tăng cao từ mức bình thường là 115/75mmHg sẽ khiến cơ thể đối mặt với nhiều bệnh lý về tim mạch với nguy cơ tử vong cao. Mức độ nguyên hiểm tăng lên gấp nhiều lần nếu chỉ số tăng chênh lệch càng cao.

Khi huyết áp tăng cao, kéo theo sức làm việc của tim phải nhiều hơn mới đưa được máu đến các vùng ngoại biên. Hệ quả khiến cơ tim dày và cứng hơn, đàn hồi kém, làm giảm chức năng đưa máu về tim dẫn đến hiện tượng suy tim, khó thở, tức ngực làm giảm khả năng làm việc.

 

Tăng huyết áp gây bệnh tim mạch

 

Người bệnh tăng huyết áp thường đối mặt với bệnh mạch vành và hiện tượng nhồi máu cơ tim. Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu về các dấu hiệu cảnh báo của nhồi máu cơ tim để nhận biết và sớm đến bệnh viện điều trị.

>>Xem thêm: Mua hoa hòe khô trị tăng huyết áp

Tăng huyết áp gây nguy cơ đột quỵ

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nước ta. Là tình trạng vỡ mạch máu não hoặc tình trạng máu vón thành cục gây tắc nghẽn mạch máu nuôi não gọi là xuất huyết não hay nhồi máu não, khiến người bệnh rơi vào tình trạng hôn mê bất tỉnh. Đột quỵ thường xảy ra ở người cao tuổi và hiện nay đang có chiều hướng gia tăng ở người trẻ tuổi.

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây đến đột quỵ. Khi huyết áp tăng cao >160/100mmHg, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng xuất huyết não hoặc nhồi máu não tăng cao. Các dấu hiệu cảnh báo nhồi máu não người bệnh cần sớm nhận biết:

 

Đột quỵ do tăng huyết áp

 

-Đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân

-Hoa mắt, mắt nhìn kém hay đột ngột mất thị lực một bệnh hoặc cả hai bên

-Tự nhiên lú lẫn, khó nói hoặc các vấn đề về ngôn ngữ

-Tê cứng chân tay, liệt nửa mặt hay nửa người

-Mất thăng bằng cơ thể, không kiểm soát được hoạt động cơ thể.

Nếu gặp các dấu hiệu trên, người bệnh cần được chuyển ngay vào bệnh viện để được điều trị ngay lập tức.

>>Xem thêm: 10 loại trà thảo mộc dành cho người cao huyết áp

Huyết áp tăng cao gây tổn thương thận

 

Tăng huyết áp gây tổn thương thận

 

Bệnh cao huyết áp về lâu dài sẽ gây tổn thương tuyến thận, gây suy giảm chức năng của thận. Nguyên nhân là do khi tăng huyết áp sẽ kéo theo sự tăng áp lực lọc nước tiểu của cầu thận, gây tổn thương màng lọc ở cầu thận. Do thận bị tổn thương lên mức độ thanh lọc cơ thể suy giảm, khiến các độc tố bị ứ đọng lại trong cơ thể gây nên các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, viêm da, ngứa ngáy…

Ngoài ra, thận còn mang chức năng cân bằng các chất điện giải. Vì vậy, nếu chức năng thận bị yếu sẽ khiến nồng độ các chất như Kali trong máu tăng dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim, nguy hiểm là tình trạng ngưng tim. Thêm vào đó, chức năng tiết hormone erythropoietin của thận giúp tạo hồng cầu. Khi thiếu hụt chất này sẽ khiến người bệnh rơi vào tình trạng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, xanh xao.

Tăng huyết áp thường dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, người bệnh cần phải theo dõi sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện, điều trị và kiểm soát huyết áp ở mức ổn định. Thêm vào đó, bạn nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt vật động hợp lý để tốt cho sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *