Bài học xương máu khi phá lúa trồng hoa màu khác cho thương lái TQ

Nông dân điêu đứng vì phá lúa chuyển sang trồng các nông sản khác: ớt, hoa hòe,…để bán cho các lái thương người Trung hoa. Chính sự thay đổi này khiến người nông dân phải đối mặt với cảnh mất mùa, nông sản rớt giá khiến gia đình trở nên tan nát, đói kém…

Dưới đây là một câu chuyện được chia sẻ từ anh Vũ Văn Phong, là một trong những họ nông dân tại huyện Đông Hưng, Thái Bình.

Điêu đứng do phá lúa trồng các giống cây khác bán sang Trung Quốc

Đây là câu chuyện của ông Vũ Văn Phong tại huyện Đông Hưng, Thái Bình kể về sự tiếc nuối trong chính cuộc đời ông, khi nhẹ dạ cả tin những lời nói thảo mai của các lái buôn khi phá đi ruộng lúa để chuyển đổi sang các nông sản khác để bán sang Trung Quốc với giá trị cao.

 

Trồng vải thay lúa thì bị mất mùa

 

Bài học 1: Bỏ lúa trồng vải thiều

“Những bài học xương máu trong nghề nông của cuộc đời tôi bắt đầu từ những năm 90. Lần lầm lỡ đầu tiên chính là việc gia đình tôi phá bỏ ruộng lúa chuyển sang trồng vải thiều. Sau 4,5 năm gây giống, chăm chỉ chăm sóc để cây ra quả, đến ngày thu hoạch gia đình tôi mới vỡ òa vì giống đó là giống vài lai, năng suất cũng như chất lượng quả kém, có những cây còn không thể ra quả. Thất vọng, đành nuốt nước mắt phá bỏ và quay trở lại với trồng lúa” Lời kể nghẹn ngào của ông Phong.

 

Hướng dẫn trồng và chăm cây hoa hòe hiệu quả

 

Bài học 2: Lấp ruộng làm vườn trồng hoa hòe

Hoa hòe là giống cây trồng nổi tiếng ở vùng Thái Bình chúng tôi, mỗi gia đình trồng một vài cây trước sân để làm bóng mát, lấy nụ hoa pha nước làm trà uống. Tuy nhiên, vào thời điểm sau vài năm từ bỏ trồng vải thiều thì tự nhiên giá hòe tăng cao đột ngột do tác dụng của hoa hòe có khả năng chữa nhiều bệnh. Nhất là các thương lái TQ trả giá rất cao, mỗi cân hòe ngang 20kg thóc làm ai đấy cũng ham. Trong khi đó trồng và thu hoạch hòe nhẹ nhàng hơn cấy gặt lúa.

Khi giá hòe tăng cao thì nào nhà lấy cũng thi nhau lấp ruộng làm vườn để trồng hoa hòe bán cho các thương lái Trung Quốc. Nhưng chỉ sau 1, 2 năm khi nhà nào nhà lấy thi nhau trồng hòe thì giá nụ hoa hòe khô lại rớt giá cách thảm hại. Có thời điểm giá hoa hòe chỉ có 20.000đ đến 30.000đ mỗi cân, khiến ai lấy cũng nản lòng và bắt đầu chặt bỏ.

Đến thời điểm hiện nay giá hoa hòe đã khoảng 200.000đ/kg nhưng giá cao này là do sản lượng hòe ít do các cây hòe còn lại hiện nay đã già, ít cho hoa. Nhưng nếu người dân thấy vậy mà ồ ạt trồng lại thì sẽ bị các thương lái TQ ép giá thê thảm” Ông Phòng cho biết.

 

Ớt rớt giá

 

Bài học 3: Môi giới trồng ớt

Như lời ông Phong kể: “cách đây khoảng 3 năm, có một vài thương lái đến và vận động bà con chuyển sang trồng giống ớt Hàn Quốc để xuất sang Trung Quốc với giá trị cao. Bà con thấy vậy là chuyển đổi giống cây trồng sang cây ớt.

Năm đầu, ông Phong nhận thấy trồng ớt mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với trồng cấy lúa. Sang vụ sau, khi bà con thấy trồng ớt có ăn nên đua nhau bỏ lúa trồng ớt. Chỉ tính riêng tiền giống cây trồng thì tính bình quân mỗi đầu sao cũng mất khoảng 400.000đ. Thời điểm bắt đầu trồng ớt là vào tháng 6 âm lịch, nhưng do thời tiết tháng 7 mưa ngâu, mưa nắng nhiều khiến đất nổi chua, rẽ cây không sinh trưởng được lên cây ớt không phát triển được. Vì vậy mà hâu hết mọi gia đình đều lâm cảng mất mùa, chết đói. Có những gia đình phải nhanh chóng phá ớt chuyển sang trông rau xanh để bán.

Đó  là những nỗi tiếc nuối khi nhẹ dạ cả tin theo lời các lái buôn khiến gia đình ông nhiều lần lâm cảnh đói nghèo. Việc bán hàng cho các thương lái Trung Quốc rất nguy hiểm và tiểm ẩn đầy những rủi ro cao.

Nguồn tham khảo:https://vietnamnet.vn/dieu-dung-vi-pha-lua-trong-ot-ban-cho-tq-34077.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *