Giải đáp: Uống trà hoa hòe có ảnh hưởng dạ dày không?

Trà hoa hòe là thức uống được pha từ những nụ hòe phơi khô. Đây là thảo dược phổ biến trong tự nhiên được dùng để điều trị nhiều bệnh lý: tim mạch, huyết áp, chảy máu, viêm nhiễm…

Uống trà hoa hòe với hương vị thơm nhẹ, dễ uống, giúp nâng cao sức khỏe mỗi ngày. Tuy nhiên, nhiều khách hàng không khỏi những lo lắng về tác dụng phụ của sản phẩm, nhất là những lo lắng uống hoa hòe có làm ảnh hưởng dạ dày không nếu sử dụng thường xuyên?

Vậy để biết được những tác dụng phụ của hoa hòe hay sự ảnh hưởng của thảo dược trên đến dạ dày. Trước tiên, bạn đọc cần hiểu hơn về loại trà uống tự nhiên này, thành phần và công dụng của chúng.

Tìm hiểu về nụ hoa hòe khô

Hoa hòe mà bạn đang tìm kiếm mua chữa bệnh chính là sản phẩm nụ hoa từ cây hòe. Cứ đến mùa hè, từ tháng 6 đến tháng 11 chính là mùa cây hòe đơm bông, những bông hòe xum xuê các nụ hoa nhỏ li ti được thu hái, tuốt lấy nụ bỏ cành, sao và phơi khô làm trà uống chữa bệnh.

 

Đặc điểm hoa hòe quê Thái Bình

 

Nụ hoa hòe màu trắng xanh, nhỏ chỉ bằng một hại gạo lại chứa rất nhiều rutin (rutin có trong hầu hết các bộ phận của cây hòe, nhưng lại tập trung nhiều nhất trong nụ hoa) – hợp chất chữa bệnh hiệu quả đã được nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học.

Thành phần hợp chất chứa trong hoa hòe: chứa tới 30% rutin – là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường độ bền của thành mao mạch máu. Ngoài ra, hoa hòe còn chứa các hợp chất hữu ích như: bertulin, sophoradiol, sophorin A, sophorin B và sophorin C…

Hướng dẫn chế biến trà hoa hòe

Cây hòe được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó, giống hòe nổi tiếng thơm ngon là hoa hòe Thái Bình. Đây là loại cây trồng dễ sống, thân lớn với cành lá xum xuê. Mùa hạ (tháng 6 đến tháng 11) là mùa thu hoạch nụ hòe.

>>Xem thêm: Kỹ thuật ươm giống hòe

Những bông hòe vơi nụ hoa tròn to được thu hạch (không được để nụ nở thành hoa, bởi chúng sẽ làm giảm nồng độ rutin => giảm tác dụng chữa bệnh), được chế biến để trở thành sản phẩm nụ hoa uống sẵn với các giai đoạn chế biến sau:

 

Nụ hoa hòe khô chuẩn ngon loại 1

 

Thu hoạch (hái bông hòe) => Tuốt lấy nụ (bỏ cành, lá) => Sao qua trên bếp lửa cho đến khi nụ hoa hòe có màu hơi vàng và thơm (sao lửa nhỏ tránh làm cháy nụ) => Phơi khô hoặc sấy khô cho đến khi nụ hoa vàng và khô giòn => Đóng bao bì và uống trực tiếp mỗi ngày.

>>Xem thêm: Giá bán 1kg hoa hòe tại Hà Nội

Công dụng chữa bệnh từ nụ hoa hòe khô

Theo Đông y, hoa hòe khô là vị thuốc đặc biệt vừa rẻ lại vừa chữa bệnh hiệu quả. Chúng được sử dụng để điều trị các bệnh:

  • Xơ vữa động mạch, căng thành mạch máu (Thành phần rutin trong nụ hòe có tác dụng làm tăng sức bền của các mao mạch)
  • Uống trà hoa hòe đều đặn mỗi ngày giúp ổn định huyết áp, hiệu quả với các bệnh nhân cao huyết áp.
  • Nụ hòe khô có tác dụng giảm mỡ trong máu.

 

Công dụng của hoa hòe chữa cao huyết áp

 

  • Khi sao hoa hòe thành than, tán thành bột để đắp lên vết thương giúp cầm máu hiệu quả.
  • Giảm các triệu chứng bệnh đường ruột, uống nước hoa hòe pha có tác dụng kích thích các niêm mạc đường ruột, làm giảm các chứng rối loạn đường tiêu hoá bệnh tiêu chảy.
  • Kháng viêm, làm giảm viêm loét.
  • Hỗ trợ hiệu quả các bệnh lý chảy máu trong, hoa hòe hiệu quả với người bị trĩ.

Hoa hòe có làm ảnh hưởng đến dạ dày không ?

Nếu bạn uống trà hoa hòe đều đặn mỗi ngày, bạn cũng hoàn toàn yên tâm đây là vị thuốc có lợi, tuyệt đối KHÔNG làm ảnh hưởng đến dạ dày. Bởi hoa hòe là thảo mộc tự nhiên nên không gây các tác dụng phụ cho người sử dụng. Thêm vào đó, các hoạt chất chữa trong nụ hòe có tác dụng kích thích tiết dịch niêm mạc ruột, giúp ổn định tiêu hóa hơn. Thành phần Rutin chứa trong hoa hòe có tác dụng giảm cơ trơn đại tràng, giúp người uống có thể tránh được các cơn đau do co thắt đại tràng…

Vì thế, bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng nụ hoa hòe làm thuốc chữa bệnh mà không lo hại dạ dày, không lo tác dụng phụ của sản phẩm.

Bạn có thê tìm hiểu chi tiết hơn về => công dụng và giá hoa hòe khô Thái Bình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *