Phương pháp phòng bệnh cúm an toàn cho bà bầu

Bệnh cảm cúm là bệnh phổ biến, dễ mắc với tỉ lệ lây lan nhanh và khá nguy hiểm ở phụ nữ đang mang thai. Virus cúm là một trong các tác nhân gây co bóp tử cung dẫn đến tình trạng dọa xảy thai, sinh non hoặc gây dị tật thai nhi. Vì vậy, trong giai đoạn mang thai, các mẹ bầu cần cẩn trọng, bảo vệ an toàn cho mẹ và thai nhi bằng các biện phòng phòng chống của virus cúm dưới đây:

7 cách phòng trừ bệnh cúm ở mẹ bầu

1. Tiêm vaccine phòng cúm khi mang thai

Tiêm vaccine phòng cúm là phương pháp hữu hiệu nhất giúp cơ thể mẹ phòng tránh sự tấn công từ virus cúm. Khi tiêm vaccine vào cơ thể sẽ cung cấp cho cơ thể các kháng thể chống lại virus cúm và các kháng thể này được truyền sang cho bé để bảo vệ con yêu luôn được an toàn cho đến những tháng đầu đời sau sinh.

 

Tiêm-vaccine-phòng-cúm-ở-mẹ-bầu

 

Các bác sĩ đều khuyến cáo các bà mẹ đang mang thai hoặc đang cho con bú nên tiêm vaccine phòng cúm. Nên tiêm trước mùa cúm là thời điểm từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Với bà bầu thì có thể tiêm vào bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ.

2. Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng

Chế độ ăn uống đầy đủ và giàu dinh dưỡng là rất cần thiết để mẹ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của con yêu và là cách tốt nhất để mẹ luôn được khỏe mạnh để phòng tránh bệnh tật.

 

Cung-cấp-đầy-đủ-dinh-dưỡng-phòng-cúm-cho-mẹ-bầu

 

Các khoáng chất và dinh dưỡng thiết yếu cho bà bầu: acid folic, vitamin A – B1 – D, DHA, canxi, sắt, protein… Việc bổ sung các dinh dưỡng thiết yếu cùng chế độ ăn uống khoa học là rất cần thiết, giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng cho mẹ và bé để ngăn ngừa mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh cúm rất phổ biến với tốc độ lây lan cực nhanh.

Lưu ý: Mẹ bầu cần hạn chế đồ ăn lạnh vì rất dễ gây cảm lạnh và các bệnh về đường tiêu hóa.

>>Xem thêm: Mua trứng ngỗng bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu

3. Tránh tiếp xúc nguồn bệnh

Bệnh cúm là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, các virus cúm rất dễ lây truyền trong không khí, nhất là khi tiếp xúc với người bệnh. Các hành động nhỏ như nói chuyện, ho, hắt hơi đều ẩn chứa mầm mống lan truyền virus cúm rất cao. Đối tượng là phụ nữ mang thai do sức đề kháng kém hơn so với các cơ thể bình thường nên rất dễ lây nhiễm. Vì vậy, cần tránh tiếp xúc với người đang bị cúm, thường xuyên đeo khẩu trang, rửa tay với xà phòng hoặc nước sát khuẩn thường xuyên để tránh lây nhiễm bệnh.

Các mẹ bầu nên hạn chế đi lại, hay xuất hiện tại các khu vực đông người như chợ, siêu thị, trung tâm mua sắm… nơi mà khả năng lây nhiễm cao.

4. Thường xuyên tập thể dục

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ là rất quan trọng và việc duy trì thói quen rèn luyện cơ thể bằng cách siêng năng tập thể dục cũng quan trọng tương tự. Việc rèn luyện thể chất giúp nâng cao sức khỏe bản thân, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

 

Luyện-tập-thể-dục-giúp-tăng-cường-sức-khỏe-mẹ-bầu

 

Các bộ môn thể dục mà mẹ bầu có thể tham gia: đi bộ, luyện tập các bài thể dục nhịp điệu cho người bầu, tập yoga… Việc tập thể dục không những có lợi cho bạn một cơ thể khỏe mạnh và còn hữu ít cho quá trình sinh nở về sau được dễ dàng hơn.

5. Giữ vệ sinh sạch sẽ, không khí thoáng mát cho nơi ở

Môi trường sống là yếu tố quan trọng tác động đến sức khỏe con người, nhất là bệnh hô hấp ở mẹ bầu. Việc giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ, khô thoáng là cần thiết để bảo vệ sơ thể người bầu luôn được khỏe mạnh. Nếu độ ẩm không khí cao, cần sử dụng máy hút ẩm để duy trì chế độ không khí trong lành, khô thoáng.

Vào mùa đông, các gia đình thường có thói quen đóng kín cửa để giữ ấm. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên mở cửa sổ, cửa chính để không khí có thể lưu thông và trao đổi với bên ngoài. Điều này không chỉ giúp điều hòa không khí trong phòng được tốt hơn, nó còn giúp tiêu diệt các vi khuẩn ô nhiễm gây hại cho đường hô hấp, giúp mẹ bầu phòng tránh cảm cúm tốt hơn.

6. Giữ ấm cơ thể

Mùa đông là thời điểm bùng phát dịch cúm mạnh mẽ nhất và chúng thường biến chứng sang viêm phổi. Vì vậy, đây là thời điểm các mẹ bầu rất dễ mắc bệnh cúm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Để phòng tránh bệnh cúm vào mùa đông, việc đầu tiên mà mẹ bầu cần làm là phải giữ ấm cho cơ thể bằng cách: mặc quần áo ấm, giữ ấp vùng cổ – bàn chân – bàn tay bằng cách đeo khăn và tất tay tất chân (nhất là khi ra ngoài), uống nhiều nước ấm, tắm nắng và bổ sung vitamin C, D…

 

Luôn-giữ-tâm-thế-thoải-mái-ở-mẹ-bầu

 

7. Tránh các áp lực căng thẳng

Giai đoạn mang thai là thời điểm mà tâm lý mẹ bầu rất dễ nhạy cảm và lo lắng, suy nghĩ nhiều khiến áp lực tâm lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, trong giai đoạn mang thai, chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dụng là rất cần thiết giúp mẹ bầu giảm thiểu lượng lớn những mệt mỏi, lo toan gây áp lực. Ngoài ra, một bản kế hoạch cho thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý là rất cần thiết để giảm thiểu căng thẳng, stress do áp lực công việc. Giúp mẹ bầu luôn giữ được tâm thế thoải mái, tránh lo âu gây mất ngủ, gây hại sức khỏe là giảm sức đề kháng của cơ thể.

Tâm thế khỏe mạnh là liều thuốc hữu hiệu để phòng tránh bệnh cảm cúm.

Trên đây là 7 lời khuyên hữu ích giúp mẹ bầu bảo vệ cơ thể phòng tránh bệnh cúm. Chúc các mẹ luôn được khỏe mạnh trong suốt giai đoạn thai kỳ và sinh nở mẹ trong con vuông!

>>Xem thêm: 5 loại trà thảo mộc tăng đề kháng trong mùa dịch covid

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *