Trứng ngỗng có tác dụng gì đối với sức khỏe bà bầu?

Theo quan niệm dân gian, trứng ngỗng là thực phẩm bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe bà bầu và trẻ nhỏ. Chính vì vậy, cứ nghe tin mang thai, các bà bầu sẽ được bồi bổ 5 – 10 quả trứng ngỗng với mong muốn mẹ khỏe, bé khỏe và thông minh hơn. Vậy, thực chất trứng ngỗng có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Phân tích thành phần dinh dưỡng trong quả trứng ngỗng?

Xét về kích thước lẫn trọng lượng thì một quả trứng ngỗng lớn gấp khoảng 3 lần trứng gà hoặc vịt. Thêm vào đó, trứng ngỗng lại ít phổ biến nên quý hiếm hơn so với trứng gà và vịt. Vì vậy, loại trứng gia cầm này lại được coi trọng hơn và giá cả cao hơn nên chỉ khi mang bầu mọi người mới tìm mua để bồi bổ cơ thể.

 

Phân-tích-thành-phần-dinh-dướng-có-trong-trứng-ngỗng

 

Thành phần dinh dưỡng trong quả trứng ngỗng rất đa dạng, trong quả trứng ngỗng chứa: 266.4kcal calo, 20g protein, 19.1g chất béo, 1226.9mg cholesterol, 198.7mg natri, 302.4mg kali và 1.9g carbohydrate cùng rất nhiều vitamin: Vitamin A: 0.2693mg, vitamin B6: 0.3mg. vitamin B12: 0.0073mg, vitamin D: 0.0024mg, vitamin E: 1.9mg. Các thành phần khoáng chất: Canxi: 86.4mg, sắt: 5.2mg, magiê: 23mg, phốt pho: 299.5mg, kẽm: 1.9mg, đồng: 0.1mg, mangan: 0.1mg, selen: 0.0531mg, setinol: 0.2664mg, thiamin: 0.2mg, siboflavin: 0.6mg, niacin: 0.3mg, folate: 0.1094mg, choline: 379.3mg, nước: 101.4g…

>>Xem thêm: Giá trứng ngỗng bao nhiêu 1 quả

Với thành phần dinh dưỡng phong phú kể trên thì trứng ngỗng có tác dụng rất hiệu quả đối với sức khỏe mỗi người không chỉ riêng bà bầu. Vì vậy, việc bổ sung các món ăn được chế biến từ trứng ngỗng trong bữa cơm gia đình góp phần đa dạng các món ăn và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể hơn.

Trong trứng ngỗng có chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, loại thực phẩm này cũng chứa lượng lớn cholesterol cùng chất béo nên cần cân đối dinh dưỡng cho phù hợp, vừa đủ để tránh thừa chất gây béo phì và các bệnh tim mạch.

>>Xem thêm: Thực phẩm cần tránh khi mang thai

Bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì?

Từ xa xưa, trứng ngỗng như một thần dược bồi bổ sức khỏe bà bầu. Việc ăn trứng ngỗng khi mang thai sẽ mang lại các lợi ích sau:

 

Tác-dụng-của-trứng-ngỗng-đối-với-bà-bầu

Tác dụng của trứng ngỗng đối với bà bầu

-Tốt cho não bộ: các dưỡng chất chứa trong trứng ngỗng có tác dụng kích thích sự phát triển trí não của trẻ, vì vậy mà ông cha ta mới quan niệm ăn trứng ngỗng giúp bé trở nên thông minh hơn.

-Tăng hệ miễn dịch: trong trứng ngỗng chứa dồi dào các dưỡng chất, cung cấp nguồn vitamin phong phú giúp cơ thể được khỏe mạnh, tăng sức đề kháng phòng bệnh. Hàm lượng protein cao trong trứng ngỗng cung cấp năng lượng cơ thể, phát triển hệ cơ bắp khỏe mạnh, góp phần nâng cao hệ miễn dịch cho mẹ và bé.

-Bổ máu: Hàm lượng khoáng chất cao có trong trứng ngỗng, nhất là sắt và kali là những chất cần thiết cho máu. Có tác dụng bổ máu, phòng chống bệnh thiếu máu, cải thiện chức năng tuần hoàn máu.

-Tốt cho xương: hàm lượng canxi cao cùng nhiều khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của xương, giúp phòng tránh bệnh loãng xương và thúc đẩy sự phát triển chiều cao của bé.

>>Xem thêm: Địa chỉ bán trứng ngỗng quê tại Hà Nội

 

bà-bầu-nên-ăn-mấy-quả-trứng-ngỗng-là-đủ

Bà bầu nên ăn mấy quả trứng ngỗng là đủ?

Theo quan niệm của ông cha ta: trai 7 gái 9. Tức là khi mang thai, nếu mang thai bé trai sẽ ăn 7 quả và bé gái thì ăn 9 quả. Tuy nhiên, trên thực tế thì trong quá trình mang thai không tùy thuộc vào giới tính mà mẹ bầu có thể ăn từ 5 – 10 quả tùy ý. Điều quan trọng là các mẹ nên phân bổ đều khi ăn, không nên ăn tập trung một lúc nhiều quả hoặc không nên ăn liên tục tránh thừa chất gây béo phì, không tốt cho thai nhi.

Ăn trứng ngỗng khi mang thai mẹ bầu nên đa dạng các kiểu chế chiến: như trứng ngỗng luộc, trứng chiên rán, salad trứng… để phong phú các món ăn từ trứng ngỗng, thay đổi khẩu vị sẽ giúp dễ ăn và không bị ngán. Đặc biệt, khi mang thai mẹ bầu chỉ nên ăn tuần 1-2 quả và ăn cách nhau, đồng thời bổ sung xen kẽ trứng gà, vịt và các thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho mẹ và bé.

Trong giai đoạn đầu khi mang thai, thời kỳ 3 tháng đầu tiên, cơ thể mẹ đang bắt đầu làm quen với sự phát triển của bào thai nên cơ thể mẹ thường mệt mỏi hơn, ốm nghén nhiều hơn. Tùy vào tình trạng của mỗi cơ thể, nếu ốm nghén nhiều thì mẹ chưa nên ăn trứng ngỗng luôn, nhất là trứng luộc. Mẹ lên chờ đợi sang giai đoạn sau ốm nghén rồi bắt đầu bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể cũng chưa muộn.

Chúc các mẹ thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *